Nhớ lại những hình ảnh cuối cùng của em dâu, chị Lê Thị Hạnh (SN 1985) không khỏi nghẹn ngào. Chị Thảo nằm im lìm trên giường bệnh, gương mặt vàng vọt, mệt mỏi, thỉnh thoảng khẽ ngước mắt lên nhìn rồi lại cụp xuống. Căn bệnh u não khiến chị bị liệt tứ chi, không thể nói được. Đôi môi khô bợt run run nhưng không thể cất thành lời, những giọt nước mắt bất lực lăn dài trên má.
Nén xúc động, chị Hạnh cho biết, chị Thảo kết hôn cách đây 16 năm. Sau 3 năm chung sống thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn rồi ly hôn, chị dẫn theo 2 con về nhà mẹ đẻ.
Ruộng đất ít nên để nuôi con và chăm sóc bố mẹ, chị Thảo nhận bóc tràm thuê. Cho dù vất vả từ sáng sớm đến tối muộn nhưng khó nghèo vẫn bủa vây, chưa khi nào cuộc sống của họ hết thiếu thốn. Động lực duy nhất để người mẹ đơn thân cố gắng là hai đứa trẻ Trần Đình Khởi (16 tuổi) và Trần Ngọc Diệp (7 tuổi) ngoan ngoãn, hiểu chuyện.
Giữa lúc đang chật vật lo cái ăn cho cả nhà thì tai hoạ bất ngờ giáng xuống. Cuối năm 2022, chị Thảo thường xuyên cảm thấy đau đầu. Cơn đau kéo dài, tần suất ngày một nhiều hơn. Nhưng bởi không có tiền, lại tiếc việc, chị chỉ đành cắn răng chịu đựng chứ không đi khám.
Hơn 1 tháng sau, đến bệnh viện huyện kiểm tra, chị được chẩn đoán rối loạn tiền đình, điều trị một thời gian thì có đỡ hơn. Một ngày, chị bất ngờ ngất xỉu, chân tay co quắp. Người thân hốt hoảng vội đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ cho biết chị Thảo mắc u não ác tính.
Kể từ đó, chị phải đơn độc "chiến đấu" với căn bệnh hiểm nghèo. Vay mượn khắp nơi được chút tiền, chị Thảo gửi con cho ông bà rồi ra Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) làm phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các khoản nợ cùng nỗi đau đớn cứ tăng dần theo từng ngày, từng tháng. Cho đến lúc gia đình đã hoàn toàn cạn kiệt, không còn cách nào, chị chỉ đành xin về nhà "chờ chết".
"Em tôi khổ quá. Đến cuối đời chỉ thở bằng máy xông, muốn dặn dò các con mà không thốt thành lời. Còn cháu Khởi đang học lớp 10 nhưng đã xin nghỉ học gần 1 tháng để ở nhà chăm sóc mẹ. Cô giáo sốt ruột liên tục gọi nhắc cháu ôn tập vì sắp đến kì kiểm tra", chị Hạnh buồn bã.
Ngồi bên bàn thờ mẹ, Khởi ngẩn ngơ. Nhớ lúc còn bên mẹ, em liên tục động viên mẹ cố gắng. Vậy mà mẹ đã không thể lại với các em được nữa. Từ nay 2 anh em Khởi, Diệp chỉ biết nương tựa vào nhau, sống nhờ bà ngoại già yếu. Hai đứa trẻ vẫn đang độ tuổi ăn học, giờ không còn chỗ dựa, tương lai trở nên mịt mờ. Trước hoàn cảnh nghiệt ngã của các cháu, chị Hạnh khẩn mong xã hội có thể quan tâm, tương trợ.
Ông Trần Văn Trung - Chủ tịch UBND xã Hùng Thành (huyện Yên Thành) cho biết, gia đình chị Hồ Thị Thảo thuộc diện khó khăn. Căn bệnh hiểm nghèo khiến chị nằm liệt giường, sức khoẻ kiệt quệ, đến ngày 16/5 vừa qua thì trút hơi thở cuối cùng. Thay mặt chính quyền địa phương, ông Trung mong các nhà hảo tâm, bạn đọc gần xa chia sẻ, giúp đỡ 2 con của chị Thảo, để các cháu được tiếp tục đến trường.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Em Trần Đình Khởi hoặc chị Lê Thị Hạnh (chị dâu chị Hồ Thị Thảo), xóm Kim Thành, xã Hùng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An Điện thoại: 0358094485 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.123 (các con chị Thảo) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
![]() |
Theo đó, trụ sạc DEAP được thiết kế như một cái cây được đặt sát vỉa hè với dây sạc được thả từ trên cao xuống, giúp tối ưu không gian so với trụ sạc thông thường. Việc dây sạc được treo trên cao cũng sẽ giúp hạn chế nguy cơ phá hoại, trộm cắp hay gây cản trở người đi bộ.
Đáng chú ý, trụ sạc này sẽ có thể lấy điện năng trực tiếp từ lưới điện thành phố mà không cần một nâng cấp phần cứng nào. Năng lượng sau đó truyền qua "cây sạc" có phần bản lề cách chân cột khoảng hai phần ba chiều dài tổng thể.
Khi chuẩn bị sạc xe, phần nhánh nói trên sẽ gập xuống như một cánh tay để cung cấp dây và đầu sạc cho người sử dụng. Sau khi hoàn tất quá trình sạc, bộ phận trên sẽ tự động dựng thẳng và kéo dây sạc về vị trí ban đầu.
![]() |
Mô phỏng cơ chế hoạt động của "cây sạc" DEAP. |
Theo Carscoops, “cây sạc” DEAP của Gravity có thể cung cấp tốc độ sạc tốt hơn phần lớn trụ sạc công cộng tại New York nhờ công suất tối thiểu 200 kW và tối đa 500 kW. Nếu xe điện có hỗ trợ tốc độ sạc này, trụ 200 kW sẽ cung cấp thêm quãng đường di chuyển 320 km trong 13 phút sạc, còn với trụ 500 kW chỉ là 5 phút.
Tuy nhiên, công nghệ sạc siêu nhanh của Gravity được cho là đang đi trước thời đại khá xa khi chưa có mẫu xe điện nào trên thế giới có thể tải nổi tốc độ sạc 500 kW. Cụ thể, tốc độ sạc xe điện nhanh nhất từng được ghi nhận mới chỉ đạt 400 kW, nên các trụ DEAP công suất 200 kW sẽ có tính khả thi hơn ở hiện thời.
Dẫu vậy, việc Gravity tạo ra được sạc nhanh hỗ trợ tốc độ 500 kW vẫn được đánh giá là bước tiến lớn của ngành công nghiệp ô tô điện. Khả năng trụ sạc này được áp dụng trong tương lai sẽ phụ thuộc vào tốc độ phát triển của công nghệ pin, khi các hãng đang đẩy nhanh nghiên cứu những loại pin mới theo dạng rắn và bán rắn.
Theo Tiền Phong
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tính phát bệnh vào đầu năm 2022, sau nhiều ngày đau bụng, không ăn uống được gì. Vợ chồng anh Minh cứ nghĩ con trai chỉ bị rối loạn tiêu hóa, chẳng ngờ sau một lần đi khám, con phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên vì nghi ngờ có khối u trong bụng.
“Lúc nghe bác sĩ thông báo con bị ung thư gan, chúng tôi cứ hi vọng là nhầm. Con mới hơn 3 tuổi, còn nhỏ quá, sao lại mắc căn bệnh người lớn đó được", anh Minh đau khổ. Đến nay, anh đã đồng hành cùng con gần 1,5 năm ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, dù chấp nhận sự thật nhưng lại vẫn chẳng thể kìm lòng trước nỗi đau của con trai.
Thời gian đầu phát bệnh, bụng của Tính phình to. Trong cơn đau quằn quại, con chỉ biết khóc và gọi cha mẹ cứu giúp, đáng tiếc chẳng ai có thể thay con chịu đựng. Vợ chồng anh Minh vốn không học hành nhiều, mải bươn chải kiếm ăn. Đến khi con ngã bệnh, đau đớn và sốt triền miên, họ cũng chỉ bất lực cầu cứu bác sĩ.
Tính từng được về nhà điều trị duy trì nhưng không lâu. Đúng dịp Tết năm nay, bệnh của con tái phát, tiếp tục quay lại "làm bạn" với những mũi kim đau nhói, những toa hoá chất bỏng rát đến lả người.
“Không có phương án nào khác, bác sĩ nói trị cho con tới đâu hay tới đó thôi”, người cha nghẹn giọng.
Anh càng đau lòng hơn bởi sau quãng thời gian dài chữa bệnh cho con, gia đình đã hoàn toàn cạn kiệt tiền bạc, càng không có cách nào chạy vạy. Họ tìm đến các nhóm từ thiện trên mạng xã hội cầu cạnh nhưng cũng chỉ được chút ít.
Vợ chồng anh Minh lấy nhau đã mười mấy năm, vẫn chưa có được mái nhà để an cư, cũng không có đất canh tác. Trước khi Tính phát bệnh, họ thuê một mảnh đất trồng hoa màu, dựng túp lều nhỏ ngay trên ấy để vừa ở, vừa trông coi. Chưa kịp thu lại tiền vốn bỏ ra, con trai đã phát bệnh nặng, họ dắt díu nhau về nương nhờ nhà ngoại, chen chúc cùng cha mẹ và các anh chị em trong căn nhà nhỏ.
Để tiết kiệm tiền, mỗi lần lên bệnh viện, một mình anh Minh ẵm con đi, chị Dương Thị Hồng Nga ở quê đi làm mướn. Thu nhập chẳng thấm tháp là bao so với chi phí điều trị cho con trai, nhưng họ quyết không từ bỏ.
Ông Bùi Thanh Lâm, Trưởng ấp Thành Tấn (xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) xác nhận, vợ chồng anh Minh hiện đang ở nhờ nhà cha mẹ vợ ở ấp Thành Tấn. Hai vợ chồng vốn chịu khó làm lụng nhưng con trai mắc bệnh hiểm nghèo, phải điều trị lâu dài, rất tốn kém. Đầu năm nay, địa phương đã xét duyệt cho Tính được hưởng bảo trợ xã hội hằng tháng, nhưng cũng không được là bao.
Mấy tháng nay, vợ chồng anh Minh phải chạy lần cho từng đợt thuốc của con trai. Nhìn bé Tính được vô thuốc, sức khỏe ổn định hơn, vô tư vui đùa, họ vừa mừng, lại vừa lo phải làm thế nào để có tiền cho đợt thuốc tới, khi mà các 'cửa' vay mượn đã chẳng còn.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Lương Văn Minh hoặc chị Dương Thị Hồng Nga; Địa chỉ: Ấp Thành Tấn, xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp; Điện thoại: 0931097942. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.124 (Bé Lương Hoàng Tính) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148.Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |